Trung Quốc sẽ mở cửa biên giới và bỏ cách ly sau khi hạ cấp phòng COVID-19 vào ngày 8-1-2023.

Trung Quốc sẽ mở cửa biên giới và bỏ cách ly sau khi hạ cấp phòng COVID-19 vào ngày 8-1-2023.

Trung Quốc mở cửa biên giới từ 8-1-2023 - Ảnh 1.

Người dân xem biểu diễn đêm Giáng sinh 24-12 tại một khu thương mại ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc – Ảnh: AFP

Theo báo SCMP, động thái này là bước cuối cùng của Bắc Kinh trong việc loại bỏ chiến dịch “zero-Covid” kéo dài ba năm và chuyển sang sống chung với dịch.

Kể từ năm 2020, Trung Quốc ứng phó với COVID-19 như một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặt ngang hàng với bệnh dịch hạch và dịch tả. Ở cấp độ này, chính quyền phải áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt nhất như cách ly người mắc bệnh và người tiếp xúc gần, đồng thời phong tỏa toàn thành phố để dập dịch.

Ngày 26-12, báo SCMP dẫn ba nguồn tin từ các cơ quan y tế cấp tỉnh và bệnh viện ở tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến và Giang Tô cho biết họ đã được Ủy ban Y tế quốc gia (NHC) thông báo vào một ngày trước đó, yêu cầu hạ cấp phòng dịch COVID-19, chỉ còn yêu cầu “điều trị khi cần thiết và có các biện pháp hạn chế lây lan”.

Trước đây đã có một số dấu hiệu cho thấy Trung Quốc thay đổi chính sách, như không còn bắt buộc xét nghiệm PCR, ngừng công bố ca nhiễm COVID-19 hàng ngày và không còn coi COVID-19 là một dạng bệnh viêm phổi.

Theo một lãnh đạo bệnh viện ở Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, COVID-19 sẽ được gọi chính thức là “bệnh nhiễm virus corona mới”, thay vì “viêm phổi do virus corona mới” như hiện nay.

“Việc thay đổi cách gọi rất quan trọng”, lãnh đạo bệnh viện không nêu tên cho biết. “Tôi cho rằng đó là sự công nhận chính thức về những thay đổi rõ ràng trong các triệu chứng nhiễm biến thể Omicron, biến thể ít gây chết người hơn. Biến thể này không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng giống như viêm phổi”.

Trong một diễn biến khác, ngày 26-12, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu công khai đầu tiên về COVID-19 kể từ khi nới lỏng các biện pháp phòng dịch.

“Hiện tại, công tác phòng chống và kiểm soát COVID-19 ở Trung Quốc đang đối mặt với tình hình và nhiệm vụ mới”, Đài CCTV dẫn lời ông Tập.

“Chúng ta nên khởi động chiến dịch y tế yêu nước theo cách có mục tiêu hơn… Củng cố tuyến phòng thủ cộng đồng để phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, đồng thời bảo vệ hiệu quả tính mạng, sự an toàn và sức khỏe của người dân”, ông Tập nói.

Trung Quốc đang trải qua đợt bùng phát lớn sau khi đột ngột bỏ những hạn chế nghiêm ngặt từ lâu đã gây thiệt hại cho nền kinh tế. Các nghiên cứu đã ước tính rằng khoảng 1 triệu người nước này có thể chết trong vài tháng tới.

Nhiều người dân đang phải chật vật với tình trạng thiếu thuốc, trong khi các cơ sở y tế đang quá tải bởi các bệnh nhân lớn tuổi chưa được tiêm chủng.


Ngày 27 tháng 12
Thánh Gioan Tông Đồ
Ga 20.2-8

“Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào.
Ông đã thấy và đã tin”. (Ga 20,8)

1. Gioan là ai ?

Gioan là con thứ của ông Dêbêđê, làm chủ một thuyền đánh cá trên biển Galilê. Mẹ ông là bà Salômê, dường như bà là chị em với Đức Maria. Cùng với anh là Giacôbê, Gioan vâng theo lời kêu gọi của Chúa Giêsu và đi theo Ngài. Ông là một trong những môn đệ thân tín của Chúa Giêsu, vì trong danh sách các môn đệ Chúa luôn luôn khởi đầu bằng tên Phêrô, Giacôbê và Gioan.Về tính tình, rõ ràng ông là một người xông xáo, nhiều tham vọng. Chúa Giêsu đặt cho ông một cái tên cúng cơm: Boanet. Tên này có nghĩa là con của sấm sét. Giacôbê và Gioan là những người hết sức độc đoán và bất khoan dung, tính tình nóng nảy. Có lần họ đã muốn tiêu diệt cả một làng người Samaria chỉ vì dân làng này không chịu tiếp đón đoàn của Chúa khi Chúa phải đi qua đó. Ông cũng là người có nhiều tham vọng. Có lần cùng với Giacôbê và qua bà mẹ, đã công khai xin được ngồi bên phải bên trái Chúa trong Nước của Ngài. Tin Mừng còn cho chúng ta biết chính Phêrô và Gioan là những người được trao cho việc thu xếp bữa ăn tối cuối cùng.2. Trong sách công vụ, Gioan xuất hiện như bạn đồng hành của Phêrô. Ông cùng đi với Phêrô lúc Phêrô chữa người què tại Cửa Đẹp. Cũng cùng với Phêrô, ông bị kéo ra Tòa Công Luận và đã dũng cảm đối diện với các nhà cầm quyền Do Thái khiến họ phải kinh ngạc. Cùng với Phêrô, ông đã đi từ Jêrusalem đến Samaria để chăm sóc công tác mà Philipphê đã làm. Gioan là con người phức tạp. Ông là một trong các lãnh tụ của mười hai tông đồ, là một trong các môn đệ thân tín nhất của Chúa Giêsu. Ông là một người nóng tính, nhiều tham vọng, bất khoan dung, nhưng cũng rất dũng cảm.

Chúng ta có thể biết thêm về Gioan nhờ những câu chuyện được kể trong Hội Thánh đầu tiên. Eusêbiô cho biết, ông bị đày sang đảo Patmos dưới thời trị vì của Domitianô. Eusêbiô đã thuật lại một câu chuyện độc đáo về Gioan mà ông được nghe Clêmentê kể lại. Khi Gioan làm Giám mục tại Tiểu Á, ông đến thăm một cộng đoàn gần Êphêsô. Nhìn thấy trong đám tín hữu có một thanh niên cao lớn, khôi ngô, ông quay sang vị giáo sĩ đang phụ trách cộng đoàn ấy và nói:- Tôi trao chàng thanh niên này cho ông lo lắng chăm sóc. Tôi yêu cầu cộng đoàn làm chứng là tôi đã giao cho ông.

Vị giáo sĩ liền đem chàng thanh niên này về nhà chăm sóc dạy dỗ cho đến ngày chàng được chịu Rửa tội gia nhập đạo. Nhưng chẳng bao lâu sau đó, chàng thanh niên này bị bạn xấu lôi kéo vào con đường tội lỗi. Cuối cùng, anh ta đã trở thành lãnh chúa của một đảng cướp. Ít lâu sau Gioan trở lại thăm cộng đoàn, ông bảo vị giáo sĩ:

- Hãy trả lại cho tôi chàng thanh niên mà tôi và Chúa đã trao cho ông với cộng đoàn mà ông phụ trách.

Lúc đầu, vị giáo sĩ kia chẳng hiểu Gioan muốn nói gì. Gioan nói tiếp:- Tôi hỏi về linh hồn của chàng thanh niên mà tôi đã giao phó cho ông đó.

Vị giáo sĩ đáp:- Than ôi, cậu ta đã chết rồi. Gioan ngạc nhiên hỏi:- Chết rồi à ?

Vị giáo sĩ tiếp:

- Cậu ta đã chết đối với Chúa. Cậu ta đã bỏ Chúa. Sau khi phạm tội trọng, cậu ta đã bỏ thành phố trốn lên núi, và bây giờ là một tướng cướp ở trên núi.

Gioan lập tức lên núi, ông cố tình để cho bọn cướp bắt. Chúng điệu ông đến trước mặt tên lãnh chúa của mình. Nhìn thấy Gioan, anh ta xấu hổ, bỏ chạy cốt ý để tránh mặt ông. Thế nhưng, mặc dầu đã cao tuổi, Gioan vẫn đuổi theo chàng ta. Ông kêu to:- Con ơi, con nỡ chạy trốn cha sao ? Cha đã cao tuổi và yếu lắm rồi, hãy thương cha, con ơi! Đừng sợ! Con vẫn còn hi vọng để được cứu. Cha sẽ đứng với con trước mặt Chúa Giêsu Cứu Thế. Nếu cần, cha sẽ vui lòng chịu chết thay cho con như Ngài đã chịu chết thay cho cha. Hãy đứng lại, hãy đứng lại, hãy tin cha! Chính Chúa Cứu Thế đã sai cha đến cùng con đây. Tiếng gọi làm nát lòng chàng thanh niên. Anh ta dừng lại, vứt bỏ khí giới và khóc. Hai người xuống núi, chàng thanh niên được đưa trở về với Hội Thánh, trở lại cùng Chúa Giêsu. Ở đây, chúng ta thấy tình yêu thương và lòng can đảm của Gioan vẫn hành động.

Chính thánh Hirônêmô đã kể lại câu chuyện về mấy lời cuối cùng của Gioan. Lúc ông hấp hối, các môn đệ hỏi ông còn gì để trối lại cho họ không. Ông bảo: “Hỡi các con bé bỏng của ta, hãy yêu mến lẫn nhau”. Ông lặp đi lặp lại nhiều lần, họ lại hỏi ông phải đó là tất cả những gì ông muốn nói hay không, ông đáp: “Như thế là đủ, vì đó là mệnh lệnh của Chúa”.

Gioan sống rất lâu, đến độ có tiếng đồn ông sẽ sống cho đến lúc Chúa Giêsu trở lại. Gioan sống để làm chứng nhân cho Chúa. Chúng ta cũng xin Chúa cho chúng ta trở thành chứng nhân cho Ngài.


Nhận xét